Trong những bước đầu tiên của việc học lái xe, cách sử dụng vô lăng sẽ là việc cần chú ý rất nhiều. Bởi vô lăng là bộ phận điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô. Tưởng chừng đây là việc đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng trên thực tế, việc cầm vô lăng đúng cách không phải ai cũng làm được. Trước khi đi vào cách dùng vô lăng, bạn hãy nắm các thông tin cơ bản về vô lăng.
Cấu tạo vô lăng
Với lịch sử hình thành lâu đời, nhưng vô lăng là bộ ít có thay đổi nhất. Nó vẫn giữ chức năng cơ bản như những ngày đầu. Tùy theo luật giao thông đường bộ của các quốc gia, vô lăng sẽ được đặt bên phải hoặc bên trái để phù hợp.
Chất liệu
Trên những chiếc ô tô đầu tiên, vô lăng được làm bằng gỗ, sắt hay gang. Ngày nay, vô lăng được làm bằng hợp kim nhôm hoặc magie có độ bền cao và khối lượng nhẹ hơn. Trên các dòng xe hạng sang, vô lăng sẽ được lắp thêm bao da vô lăng cao cấp . Ở các dòng xe phân khúc thấp hơn, sẽ được lắp bao gia làm bằng nhựa tổng hợp hoặc giả da.
Các nút điều khiển trên vô lăng
Nhà sản xuất sẽ tích hợp nhiều nút chức năng trên vô lăng để tạo sự thuận tiện nhất cho người cầm lái. Hiện có rất nhiều dòng xe khác nhau, nên các nút điều khiển này cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu rõ về các nút này ở trong cuốn hướng dẫn sử dụng xe. Nhưng về cơ bản, trên vô lăng có những nút chính như sau:
- Nút +, – để vặn loa to nhỏ
- Nút MODE để chuyển chế độ của hệ thống âm thanh
- Nút có hình điện thoại để nhận hoặc ngắt các cuộc gọi
- Nút TEMP để điều chỉnh nhiệt độ đặt của hệ thống điều hòa nhiệt độ
- Nút OFF để tắt điều hòa nhiệt độ
- Nút AUTO để bật chế độ điều hòa tự động
- Nút DISP để thay đổi hiện thị trên bảng đồng hồ taplo
Hệ thống trợ lực lái
Các dòng xe hiện nay đều được trang bị hệ thống trợ lực lái, hệ thống này giúp cho trải nghiệm lái dễ dàng hơn. Trong những lúc xe đang đứng im hay đi chậm, nhờ vào trợ lực sẽ giúp việc xoay vô lăng nhẹ nhàng. Hệ thống còn giúp cho xe hoạt động ổn định hơn khi di chuyển trên những địa hình xấu.
Các loại trợ lực lái hiện có:
- Trợ lực tay lái thủy thực (trợ lực dầu)
- Trợ lực tai lái điện – thủy lực
- Trợ lực tay lái điện tử
- Trợ lực khí nén
Cách cầm vô lăng
Khi bạn đã nắm rõ các thông tin về vô lăng, ở bước tiếp theo bạn cần nắm cách cầm vô lăng chính xác. Điều này sẽ giúp bạn xoay vô lăng thuận tiện cũng như hạn chế được việc mỏi tay khi đi đường dài.
Nếu xem vô lăng như mặt của đồng hồ, thì hiện tại các tài xế có khá nhiều kiểu cầm khác nhau như 9-3,10-2,8-4,…. Nhưng theo các chuyên gia thì bạn nên dùng là 9-3, tức tay trái đặt ở hướng 9h và tay phải đặt ở hướng 3h. Tư thế này sẽ giúp đánh lái dễ dàng nhất và không bị hụt tay.
Các kỹ thuật đánh lái
Tùy vào tốc độ và tình huống thực tế, sẽ có những kỹ thuật phù hợp nhất.
Đánh lái chéo tay (hand-over-hand)
Đây là kỹ thuật phổ biến nhất và hầu như ai lái xe cũng dùng đến nó. Kỹ thuật đánh lái chéo tay về cơ bản là 2 tay bạn bắt chéo lên nhau. Khi sử dụng, bạn có thể đánh lái 1 góc lớn trong thời gian ngắn. Lưu ý, kỹ thuật này chỉ nên dùng khi đi xe ở tốc độ thấp (<25km/h). Khi đi ở tốc độ cao sẽ không còn phù hợp, vì khi sử dụng kỹ thuật này tay bạn mất một ít thời gian khi di chuyển giữa các vị trí. Đặc biệt trong các trường hợp xử lý gấp thì bạn không nên dùng đánh lái chéo tay.
Xoay vô lăng bằng 1 tay
Đây cũng là kỹ thường được sử dụng khi bạn đi lùi xe hoặc đơn giản bạn muốn thể hiện kỹ năng lái xe điêu luyện của mình với “ai đó” ngồi ở ghế phụ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng khi xe đi chậm, ở tốc độ cao hoặc các tình huống gấp nếu sử dụng bạn không những làm phản tác dụng mà còn gây nguy hiểm cho chính bạn và những người ngồi trong xe.
Kỹ thuật kéo đẩy (push and push)
Đây là kỹ thuật nâng cao, khi 2 tay của bạn cần phối hợp nhịp nhàng. Đầu tiên tay trái (phải) của bạn kéo vô lăng về hướng trái (phải), đồng thời tay còn còn lại sẽ cầm hờ hoặc bỏ cầm vô lăng và di chuyển hướng ngược lại. Khi 2 tay gặp nhau (thường ở hướng 6h) thì tay còn lại đó sẽ nắm vô lăng và tiếp tục kéo vô lăng theo hướng định rẽ. Kỹ thuật kéo đẩy thích hợp cho đa số trường hợp. Đặc biệt các tình huống xử lý gấp ở tốc độ cao.
Các lưu ý khi sử dụng
Bất kỳ bộ phận nào trên xe cũng xảy ra lỗi hư hỏng qua thời gian sử dụng. Bọc vô lăng cũng không ngoại lệ.
Vô lăng bị bong tróc
Bề mặt vô lăng rất dễ bị bong tróc qua thời gian sử dụng nếu bảo quản không tốt. Vì đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với tay và ánh nắng chiếu từ cửa sổ. Nếu bạn đang sở hữu cho mình 1 chiếc xe hạng sang thì bạn có thể phần nào yên tâm về độ bền về phần bọc da cao cấp mà các hãng xe đã trang bị. Còn nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe tầm trung, bạn nên cân nhắc có cần sử dụng thêm bọc vô lăng hay không?
Vô lăng bị bong tróc sẽ ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm lái và thẩm mỹ của nội thất xe. Tất nhiên bạn không hề muốn xế yêu của mình bị như vậy phải không? Hiện Kisama VN cũng đang có những sản phẩm phù hợp cho các dòng xe. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một mẫu phù hợp.
Vô lăng bị lệch
Khi bạn đang đi thẳng, nhưng vô lăng lại không nằm ở vị trí cần bằng thì vô lăng của xe đã bị lệch. Bạn có thể tự khắc phục điều này bằng bộ đồ sửa chữa được trang bị sẵn trên xe. Tuy nhiên việc tự sửa chữa có thể làm hỏng túi khí sau vô lăng, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Nếu bạn tự tin về tay nghề của mình thì hãy thực theo các bước dưới đây:
Bước 1: Bạn điều khiển xe sao cho các bánh xe đều đứng thẳng, sau đó hãy tắt máy xe và cố định vị trí. Sau đó, bạn dùng lục giác để tháo túi khí dưới tay lái.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cần tháo 2 vít dưới túi khí để tháo vô lăng ra khỏi trục.
Bước 3: Cuối cùng bạn lắp vô lăng lại, chú ý các khớp sao cho khi lắp vào vô lăng nằm chính giữa. Trong trường hợp bị lệch, hãy tháo ra lại cho đến khi đúng khớp.
Nếu bạn không tự tin về tay nghề của mình thì hãy mang xe đến các trung tâm bảo hành hoặc gọi cứu hộ nếu đang đi trên đường.
Vô lăng phát ra tiếng kêu lạ
Khi bạn đang điều khiển xe nếu thấy vô lăng phát ra tiếng kêu lạ. Thì khả năng cao là hệ thống trợ lực trên xe bạn đang có vấn đề. Bạn nên di chuyển xe đến garage gần nhất để sửa chữa. Hay để an toàn hơn bạn hãy gọi cứu hộ đến sửa chữa rồi hãy tiếp tục điều khiển xe.