Hình thức mua hàng trả góp hiện rất phổ biến với người tiêu dùng. Từ các sản phẩm có giá trị cao như nhà, xe ô tô, xe máy,… đến những sản phẩm thông thường như điện thoại, tivi, tủ lạnh,… Đây là hình thức bạn chỉ trả một khoản phí ban đầu (nhỏ hơn rất nhiều với giá trị thực của sản phẩm) và tiến hành trả góp trong những tháng sau đó.
Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về hình thức này. Xem liệu rằng chúng ta có nên mua ô tô trả góp không và lựa chọn hình thức mua hợp lý.
Mục lục
Có nên mua oto trả góp không?
Hình thức mua ô tô trả góp được người tiêu dùng nghĩ đến khi chưa đủ khả năng tài chính mua đứt chiếc xe. Bạn chỉ cần bỏ một khoản tương đối nhỏ ban đầu và các khoản vay từ ngân hàng, công ty tài chính sẽ hỗ trợ bạn khoản còn lại. Tất nhiên, là bạn phải chịu phần lãi suất từ khoản vay. Tổng số tiền thanh toán để mua được xe sẽ cao hơn khi mua đứt.
Ngoài ra, có trường hợp hoàn toàn đủ khả năng tài chính để trả 100% để mua xe. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ mua xe trả góp và lấy số tiền dư ra đó để đầu tư sinh lời. Hãy chắc chắn số tiền lãi từ việc đầu tư cao hơn số tiền chênh lệch khi mua đứt và mua trả góp.
Nếu bạn vẫn đang phân vân về hình thức trả góp. Hãy tìm hiểu thêm về ưu điểm và nhược điểm của hình thức này ngay dưới đây.
Ưu điểm của mua xe trả góp
- Thời gian sỡ hữu xe được rút ngắn: Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc xe khoảng 1 tỷ đồng, nhưng với khả năng hiện tại bạn phải cần đến 5 năm để có đủ số tiền đó. Nhưng với hình thức trả góp, bạn có thể “sở hữu” ngay cho mình chiếc xe đó thay vì phải chờ đến 5 năm.
- Chi phí cơ hội: Thay vì mua đứt, bạn có thể dùng hình thức trả góp và dành số tiền còn lại để đầu tư sinh lời. Thay vì việc mua đứt bằng số tiền lớn và nhìn số tiền đó “hao mòn” mỗi ngày.
Nhược điểm của mua xe trả góp
- Giá tiền: Tất nhiên đi kèm với thời gian sỡ hữu được rút ngắn thì tổng số tiền bạn phải trả cho chiếc xe sẽ cao hơn khi mua đứt.
- Phí phạt: Nếu không thanh toán được số tiền đúng kỳ hạn, bạn phải chịu thêm một khoản phí phạt dựa trên hợp đồng ban đầu mà 2 bên ký kế.
- Nhắc nợ: Đây là điều gây khó chịu và phiền phức đối với hầu hết người mua xe trả góp. Nếu sát ngày cuối của kỳ hạn thanh toán, mà bạn chưa thanh toán thì bạn sẽ được gọi điện để nhắc về vấn đề này. Điều này là bình thường và đôi khi cũng giúp bạn trong trường hợp bị quên. Tuy nhiên, nếu quá kỳ hạn mà bạn chưa đóng thì sẽ bị gọi điện liên tục để nói về vấn đề này.
Hình thức mua ô tô trả góp
Có 2 hình thức chủ yếu hiện nay là vay thế chấp và vay tín chấp. Hiện tại, hình thức thế chấp được ưu tiên hơn do có lãi suất thấp. Tùy vào từng chính sách của ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin khác nhau. Bạn có thể lựa chọn thế chấp chính chiếc xe mình mua hoặc bằng tài sản khác như bất động sản, tài khoản tiết kiệm,….
Thế chấp bằng xe ô tô
Đây là hình thức thế chấp chính chiếc ô tô bạn định mua. Hình thức này thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi vay ngân hàng.
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng: Bạn không phải cung cấp thêm bất kỳ các giấy tờ về tài sản khác và cũng không yêu cầu bạn phải có tài sản có giá trị lớn.
- Không được giữ Giấy đăng ký ô tô bản gốc: Ngân hàng sẽ giữ giấy này để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Giấy này sẽ được gửi lại bạn khi hoàn thành trả hết nợ gốc và các khoản lãi trong các kỳ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng Giấy đăng ký ô tô bản sao có chứng thực và Giấy biên nhận của ngân hàng cho vay, để xuất trình khi tham gia giao thông.
- Không được vay 100% giá trị xe: Vì đã thế chấp chính chiếc xe định mua, nên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn vay tối đa khoảng 80% giá trị xe và bạn sẽ trả trước 20% khi nhận xe.
Thế chấp bằng tài sản khác
Ngoài hình thức đơn giản là thế chấp xe, bạn có thể thế chấp bằng tài sản khác để tiến hành thủ tục vay.
- Tài sản thế chấp phải cao hơn giá trị khoản vay: Bạn có thể thế chấp bằng bất động sản, sổ tiết kiệm, ô tô khác,… nhưng phải đảm bảo giá trị của tài sản này phải lớn hơn giá trị khoản vay.
- Được giữ Giấy đăng ký ô tô bản gốc: Khi bạn đã có tài sản khác để đảm bảo cho khoản vay của mình thì hiển nhiên giấy này sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn.
- Được hỗ trợ vay 100% giá trị xe: Vì đã có tài sản khác thế chấp và có giá trị cao nên ngân hàng có thể hỗ trợ bạn vay 100% giá trị xe (giá niêm yết). Nhiều ngân hàng còn có chính sách hỗ trợ vay cao hơn 100% giá trị xe (giá lăn bánh).
Kết hợp cả 2 hình thức trên
Đây là trường được sử dụng khi bạn thế chấp xe định mua nhưng vẫn muốn vay 100% giá trị xe. Lúc này bạn chỉ cần bổ sung thêm tài sản khác có giá trị thấp hơn chiếc xe.
Ngoài thế chấp bằng hiện vật như trên, thông thường người mua xe cũng phải chứng minh mức thu nhập của mình đủ điều kiện để mua trả góp ô tô.
Những điểm cần lưu ý khi mua xe ô tô trả góp
Khi có ý định mua xe trả góp, chắc hẳn bạn cũng có nhiều điểm thắc mắc và chưa rõ lắm về hình thức này. Những thông tin dưới đây mà Kisama VN chia sẽ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức này.
Có hay không việc trả góp với lãi suất 0%
Nhiều bạn phân vân khi thấy các mặt hàng điện tử như điện thoại, tivi,.. được vay trả góp với lãi suất gần như bằng 0%. Bạn thắc mắc liệu mua ô tô trả góp có được như vậy không, thì câu trả lời ở đây là không.
Do các sản phẩm điện tử thì giá trị hàng hóa không cao và rớt giá rất nhanh trên thị trường. Vậy nên các ngân hàng và bên bán có thể hợp tác với nhau để phân chia lợi nhuận này. Còn về ô tô có giá trị rất cao và thường ổn định giá qua các năm. Nên buộc các ngân hàng buộc phải lấy lãi suất thì mới có thể thu lợi nhuận từ việc hỗ trợ vay vốn này.
Có gói lãi suất cố định nào không?
Như bạn biết, thông thường lãi suất của khoản vay mua ô tô trả góp sẽ được thay đổi theo tháng hoặc 3 tháng 1 lần dựa vào lãi suất của thị trường. Ưu điểm của hình thức này là nếu lãi suất thị trường xuống thì bạn rất có lợi. Nhưng nếu lãi suất thị trường tăng cao thì đây là điều bất lợi mà bạn phải chịu.
Có một hình thứ khác là lãi suất cố định. Phía ngân hàng sẽ tính toán trung bình lãi suất và đưa ra 1 mức lãi suất (cao hơn với lãi suất hiện tại trên thị trường). Lãi suất cố định này sẽ áp dụng xuyên suốt các kỳ thanh toán khoản vay. Bạn không phải lo về lãi suất lên xuống bất thường trên thị trường nữa.
Nợ xấu có mua được xe trả góp hay không?
Nếu bạn đã hoặc đang có các khoản vay thế chấp hoặc tín chấp và bạn chưa thanh toán tiền lãi 1 tháng nào đó. Nếu bạn trả chậm bạn sẽ bị trung tâm thông tin tín dụng quốc gia đưa vào danh sách khách hàng bị nợ xấu.
Hiện khách hàng nợ xấu được chia theo các nhóm:
- Nhóm 1: Dưới 10 ngày
- Nhóm 2: Từ 10 ngày đến dưới 30 ngày
- Nhóm 3: Từ 30 ngày tới dưới 90 ngày
- Nhóm 4: Từ 90 ngày tới dưới 180 ngày
- Nhóm 5: Từ 180 ngày trở lên
Khả năng không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn tăng dần từ nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nếu bạn thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 vẫn có khả năng được ngân hàng hỗ trợ vay vốn. Nhưng bạn phải chứng minh thu nhập có khả năng trả các khoản nợ còn lại và khoản nợ mới khi mua xe. Còn nếu bạn thuộc từ nhóm 3 trở lên thì hầu như không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn.
Thủ tục mua xe ô tô trả góp
Bạn cần đủ các điều kiện sau để có thể mua ô tô trả góp:
- Công dân Việt Nam từ 18 đến 60 tuổi
- Không có nợ xấu (trừ 1 số trường hợp đã nêu ở trên)
- Địa chỉ thường trú hoặc có KT3 ở địa phương làm hồ sơ vay vốn
- Chứng minh thu nhập ổn định
Để làm thủ tục vay vốn mua ô tô trả góp, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ và làm đơn đề nghị vay vốn. Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ vay vốn, bạn có thể tham khảo thông tin của một số ngân hàng dưới đây.
- Ngân hàng Techcombank
- Ngân hàng ACB
- Ngân hàng Vietcombank
Nên vay mua ô tô ở ngân hàng nào?
Khi lựa chọn ngân hàng để vay vốn mua trả góp ô tô bạn nên có lựa chọn thông minh để thuận tiện nhất trong suốt quá trình vay.
Độ uy tín của ngân hàng: Bạn nên lựa chọn những ngân hàng lớn đã có tiếng trên thị trường. Những ngân hàng này không những có nhiều chính sách ưu đãi, mà bạn còn được hỗ trợ tốt nhất nếu xảy ra trường hợp phát sinh không đáng có.
Lãi suất: Đương nhiên bạn phải chọn ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất có thể. Điều này giúp giảm thiểu tối đa số tiền bạn phải bỏ ra để mua một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, bạn hãy nhìn vào lãi suất tổng thể của thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc. Có những ngân hàng sẽ giảm lãi suất xuống thấp ở những tháng đầu để thu hút người vay, và nâng lãi suất ở các tháng về sau.
Bài viết liên quan
Nộp phí bảo trì đường bộ ở đâu tại: https://kisama.vn/nop-phi-bao-tri-duong-bo-o-dau/
Các mẫu xe hot năm 2021: https://kisama.vn/top-7-xe-o-to-sieu-hot-nam-2021/