Nhầm chân ga và chân phanh là một lỗi tai hại gây nhiều nguy hiểm, đáng nói đây lại là lỗi phổ biến mà nhiều người vẫn chưa biết khắc phục thế nào. Đặc biệt với những bạn mới tập lái hay có tâm lý yếu, khi gặp những tình huống gấp thì lại đạp chân ga thay vì chân phanh.
Hãy cùng Kisama VN tìm hiểu những phương pháp có thể hạn chế được tình trạng này. Tránh để người khác phải nói bằng lái xe ô tô của bạn do bộ y tế cấp nhé.
Mục lục
Tập thành thói quen
Trước khi khởi động xe, hãy tập thói quen điều chỉnh gương chiếu hậu, ghế ngồi và bàn đạp. Đây là bước đầu tiên để tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình lái xe, cẩn thận chưa bao giờ là thừa.
Với một tư thế ngồi đúng và thoải mái, có đủ tầm nhìn từ gương sẽ giúp bạn tự tin xử lý các tình huống xảy ra trên đường hơn. Thay vì nghĩ điều chỉnh ghế như thế nào để ngồi cho thoải mái thì lúc này bạn có thể tập trung vào chân ga và chân phanh để tránh nhầm lẫn.
Xem thêm: Thủy kích là gì? những lưu ý cần nắm
Nguyên tắc quan trọng số 1: Không được để gót chân rời sàn
Tài xế chỉ nên sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh, hãy để chân bên dưới bàn đạp phanh, khi cần đạp ga hãy xoay chân sang đạp ga (chỉ đạp nửa bàn chân). Không nên dùng bàn chân trái đạp phanh và chân phải đạp ga. Nhiều chị em thậm chí còn thô bạo hơn khi dùng chân trái đạp ga. Cứ kiểu thế thì người ta nói bằng lái xe do bộ y tế cấp cũng không có gì là oan uổng cả.
Nguyên tắc quan trọng số 2: rời chân ga, rà chân phanh
Hãy thường xuyên để chân của bạn ở vị trí phanh, nhất là đối với tài mới. Điều này sẽ giúp bạn an toàn hơn, giả sử bạn rơi vào trường hợp khẩn cấp, xử lý hoảng loạn, nếu có lỡ thì đạp trúng phanh an toàn hơn nhiều so với đạp chân ga.
Chỉ cần làm điều này thành thói quen sẽ hạn chế việc đạp nhầm vào chân ga trong những tình huống khẩn cấp gây ra những hậu quả khó lường.
Nên đi giày nhẹ, đế mỏng
Trong những vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga gần đây, không ít những pha “khó đỡ” khi các chị em mang giày cao gót để lái xe.
Giày dép cũng ảnh hưởng không ít đến việc lái xe của bạn. Đi chân trần thì dễ bị đau chân, dày bốt cổ dài thì bị hạn chế cử động cổ chân, giày cao gót bề mặt tiếp xúc ít dễ bị trượt khỏi bàn đạp….Hãy chọn giày nhẹ và đế mỏng để có được cảm giác lái xe tốt nhất, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Thông tin thêm
Tại sao chân ga và chân phanh lại được thiết kế ở cùng 1 bên? Thực sự nhà sản xuất xe không hề sai lầm trong việc này, họ đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa đứa con cưng của mình ra thị trường. Việc thiết kế chân phanh và chân ga cùng 1 bên giúp cho việc xử lý của tài xế dễ dàng và nhanh chóng hơn, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp vì tốc độ chuyển chân phanh và chân ga chỉ chưa đầy 1 giây. Ngoài ra, không ai có thể phanh và ga cùng lúc…
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, những kinh nghiệm mà công ty Kisama VN chia sẽ hy vọng sẽ giúp bạn tránh được việc nhầm lẫn giữa chân gà và chân phanh. Nếu bạn có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì, hãy để lại bình luận phía dưới, Kisama VN sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm
Những lưu ý khi vệ sinh khoang máy: https://kisama.vn/nhung-luu-y-khi-rua-khoang-may-xe-o-to/
Sơn phủ gầm ô tô, có nên không? https://kisama.vn/co-nen-son-phu-gam-xe-o-to-khong/